Hạt cà phê
Công dụng của bã cà phê - Có thể bạn vẫn chưa biết hết
Pha cà phê mỗi ngày nhưng có phải bạn vẫn thường đổ bã cà phê vào sọt rác? Nếu vậy thì hãy dành ra 3 phút thôi, đọc nhanh chia sẻ dưới đây của Xì Phố...
Xem bài viếtKhi bạn thích uống cà phê nhưng nhạy cảm với cafein thì giải pháp thay thế chính là loại bỏ cafein hay nhiều người biết đến với cà phê decaf. Xoay quanh ly cà phê decaf thật ra vẫn còn nhiều tranh cãi, bạn cùng tìm hiểu tổng quan về cà phê này trong chia sẻ dưới đây.
Năm 1820, Friedlieb F. Runge – một nhà hóa học người Đức ông đã thành công trong việc tách cafein khỏi hạt cà phê. Ông được coi là một chuyên gia lão làng với những thử nghiệm về cafein.
Tuy nhiên, năm 1903 thương gia người Đức Ludwig Roselius và đồng nghiệp đã ứng dụng quá trình khử caffeine thành công về mặt thương mại và được cấp bằng sáng chế vào năm 1906.
Quá trình khử cafein đầu tiên bao gồm việc hấp hạt cà phê bằng nhiều loại axit hoặc bazơ khác nhau. Sau đó sử dụng benzen làm dung môi để loại bỏ cafein. Nhưng do những lo ngại về sức khỏe liên quan đến benzen (được công nhận là chất gây ung thư) nên về sau ai áp dụng phương pháp này.
Thay vào đó, các nhà khoa học, nhà sản xuất đã áp dụng ba phương pháp chính sau:
Với phương pháp này, cà phê sẽ được ngâm trong nước nóng trước khi ngâm trong Methylene Clorua (MC) hoặc Ethyl Acetate (EA). Các dung môi này sau đó được thu hồi trong thiết bị bay hơi, cafein được thu lại. Cà phê sau đó được rửa sạch và tiến hành hấp để loại bỏ hoàn toàn dung môi. Sau cùng, cà phê được sấy khô và có thể tiếp tục rang xay như bất kỳ loại cà phê xanh khác.
Đối với dung môi hữu cơ, Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã quy định về giới hạn lượng MC & EA dưới 0,001% trong cà phê rang đã khử cafein.
Với quy trình này, hạt cà phê được ngâm trong nước nóng sau đó được đưa vào hỗn hợp chiết xuất cà phê xanh không chứa cafein. Dung dịch chiết xuất tiếp tục đưa qua than hoạt tính để loại bỏ cafein. Quy trình này được phát triển lần đầu tại Thụy Sĩ vào năm 1933, và thương mại hóa vào năm 1979
Kỹ thuật này được phát triển bởi Kurt Zosel, một nhà khoa học của Viện Max Planck (Đức). Với phương pháp này, cà phê tiếp xúc với CO2 lỏng và nhiệt độ cao để loại bỏ cafein. Quá trình này có tính chọn lọc cao, hạn chế tối đa sự biến tính các thành phần khác của cà phê nhưng gây tốn kém vì đòi hỏi các thiết bị công nghiệp phải chịu áp lực trên 150 bar với nhiệt độ khoảng 70°C, với lượng lớn CO2 và hệ thống thu hồi phức tạp
Decaf là quá trình loại bỏ cafein khỏi hạt cà phê, ca cao, lá trà và các nguyên liệu có chứa caffein khác. Các sản phẩm khử cafein thường được gọi là decaf. Cà phê decaf chính là cà phê đã loại bỏ cafein.
Tùy vào loại hạt, cách pha chế sẽ cho ra lượng cafein khác nhau. Trung bình một tách cà phê chứa khoảng mg cafein. Đối với cà phê Decaf , một cà phê chỉ chứa từ 1-7mg caffeine.
Quá trình khử cafein diễn ra không hoàn toàn loại bỏ hợp chất này. Dù vậy, hàm lượng cafein đã giảm đi đáng kể, hạn chế khả năng gây ảnh hưởng đến những người nhạy cảm với cafein.
Cà phê decaf vốn được nhắc đến dành cho những người thích uống cà phê nhưng nhạy cảm hoặc cần hạn chế cafein. Bởi như tên gọi, cà phê này đã loại bỏ gần hết hàm lượng cafein nên với những người quá nhạy cảm với hợp chất này sẽ cảm thấy “dễ chịu” hơn khi uống một ly cà phê decaf.
Bên cạnh đó, một số trường hợp cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều cafein như: người bị bệnh loãng xương, phụ nữ mang thai và cho con bú, những người hay mắc chứng âu lo, khó ngủ. Với những trường hợp đó nếu vẫn thích nhâm nhi cà phê nhưng không thể nạp quá nhiều cafein thì cà phê decaf là lựa chọn hàng đầu.
Có nhiều tranh luận xoay quanh cà phê decaf. Đó là những vấn đề:
- Cà phê decaf có thực sự tốt sức khỏe? Bởi trong quá trình khử cafein nếu ngâm trong dung môi hữu cơ hay cụ thể là Methylene Clorua sẽ có những lo ngại về sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Methylene Clorua rất dễ bay hơi ở 40°C. Trong khi đó nhiệt độ rang cà phê (khoảng 204°C) và pha chế (khoảng 86 - 96°C), nên rất khó có khả năng MC còn lại trong cà phê.
- Cà phê decaf có thực sự là cà phê? Trên thực tế, quá trình khử cafein sẽ ảnh hưởng đến việc làm biến mất hoặc thay đổi tính chất của cà phê, làm mất đi một số hương - vị. Chưa kể, bản thân cafein cũng có đóng góp vào vị đắng và hương thơm cho cà phê nên quá trình khử này sẽ ảnh hưởng, thậm chí làm mất đi một ly cà phê hương vị thơm ngon nguyên bản. Điều này tất nhiên có lý.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của tụi mình, quá trình khử nếu áp dụng với hệ thống máy móc tốt (đặc biệt với quá trình khử bằng CO2) sẽ hạn chế tối đa những thay đổi biến tính các thành phần khác của cà phê, điều đó đồng nghĩa với việc không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hương vị cà phê. Thêm nữa, nếu cà phê decaf được sử dụng là cà phê chất lượng cao - đạt chuẩn hương vị thì sau khi trải qua quá trình này, cà phê vẫn sẽ không bị hao tổn quá nhiều về phẩm chất hương vị.
Những chia sẻ trên để thấy rằng, cà phê decaf vẫn là cà phê và không đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Tất nhiên, cái gì dùng nhiều quá cũng không tốt, dù cà phê decaf hay cà phê thường cũng vậy. Việc lựa chọn vẫn tùy thuộc và sự phù hợp với mỗi người nên chúng ta hãy công tâm nhìn nhận về mỗi hạt cà phê. Dù thế nào, cà phê decaf vẫn là một món quà, là lựa chọn thú vị dành riêng cho những ai yêu thích cà phê nhưng không thể hấp thụ cafein vào cơ thể.