Công dụng của bã cà phê - Có thể bạn vẫn chưa biết hết

Xì Phố|22/09/2023|8 phút đọc

Pha cà phê mỗi ngày nhưng có phải bạn vẫn thường đổ bã cà phê vào sọt rác? Nếu vậy thì hãy dành ra 3 phút thôi, đọc nhanh chia sẻ dưới đây của Xì Phố và tận dụng bã cà phê tại nhà vào nhiều việc hữu ích ngay nhé.

1. Có gì trong bã cà phê?

 

Bã cà phê là phần còn lại sau khi chiết suất cà phê. Hầu hết chúng ta đều cho rằng, cà phê sau khi chiết suất chỉ còn lại bã “không còn giá trị sử dụng” nên rất nhiều người đổ đi. Nhưng ít ai biết, bã cà phê cực kỳ hữu dụng nếu dùng đúng cách. 



Trước tiên, chúng ta cùng xem trong bã cà phê chứa những gì và vì sao lại có nhiều tác dụng như vậy. Trong bã cà phê chứa các chất: carbohydrates, protein, nitơ, lipid, chất khoáng, các hợp chất phenolic:

 

Carbohydrates. Bã cà phê chứa một lượng đường lớn, hemicellulose (mannose, galactose, arabinose), cellulose. Tùy vào nguồn gốc giống loài, cách thu hái và cách rang thì hàm lượng đường sẽ có những thay đổi với tỉ lệ khác nhau.

 

- Protein. Bã cà phê chứa hàm lượng lớn protein, hàm lượng protein trong bã cà phê cao hơn so với trong nước cà phê được chiết xuất, bởi phần lớn chúng không được trích ly trong khi pha.

 

- Những hợp chất chứa nitơ. Thành phần phi protein chứa nitơ trong bã cà phê hữu ích trong việc làm phân bón, làm chất nền, hỗ trợ cho hoạt động của hệ vi sinh vật. 

 

- Lipid. Theo kết quả nghiên cứu của Cruz et al., (2012) thì hàm lượng lipid trong bã cà phê dao động từ 9.2 - 16.2 %, có thể lên từ 19,9 - 27,8%. Sau khi pha cà phê, một lượng lớn lipid vẫn còn lại trong bã cà phê. Dầu từ bã cà phê có nhiều đặc tính tốt như bảo vệ da khỏi tia UV, chống ung thư, chống oxi hóa,...

 

- Chất khoáng. Trong bã cà phê có các khoáng chất như kali (chiếm tỉ lệ cao nhất), tiếp đến là photpho và magie. 

 

- Các hợp chất phenolic. Các hợp chất phenolic (phenol hoặc polyphenol) là nhân tố chính quyết định khả năng chống oxi hóa trong thực vật và sản phẩm từ thực vật. Bã cà phê là nguồn chứa các hợp chất phenolic với nhiều tác dụng: chống oxi hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, khả năng chống ung thư.

 

2. Đừng lãng phí bã cà phê bởi chúng có nhiều tác dụng

 

2.1 Bã cà phê dùng làm phân bón

 

Bã cà phê chính là phần cà phê sau khi chiết xuất. Bã cà phê có có một số chất như nitơ, canxi, kali, phốt pho, magiê,... đây là những nguồn dinh dưỡng đối với cây trồng. 

 

Bã cà phê mang đến những công dụng cho cây trồng:

 

- Giúp cung cấp dinh dưỡng và giữ ẩm cho đất, thúc đẩy vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, làm cho đất ngày càng giàu dưỡng chất hơn. Hỗ trợ cung cấp dưỡng chất để cây trồng phát triển mầm lá, ra hoa, kết trái.

 

- Bã cà phê còn phòng một số bệnh cho cây như nấm, sâu bọ, ngăn chặn các động vật gây hại: kiến, ốc sên…

 

- Đặc biệt là khả năng hấp thu các kim loại nặng, hạn chế tình trạng ô nhiễm cho đất. Với những đất bị ô nhiễm hoặc bón quá nhiều phân thuốc hóa học thì bã cà phê sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc “thanh lọc, giải độc” cho đất.

 

Cách sử dụng bã cà phê làm phân bón: Phơi khô bã cà phê sau đó rải đều, mỏng lên bề mặt đất và tưới một lượng nước lên trên để bã cà phê ngấm vào trong đất. Hoặc pha bã cà phê cùng với nước, ủ trong 1 - 2 tuần, sau đó tưới nước quanh gốc cây. Ngoài ra, bạn có thể trộn bã cà phê cùng mùn, vỏ trấu, rác thải hữu cơ, lá cây,... để làm phân bón cho cây. 

 

Lưu ý: Không nên bón lượng lớn bã cà phê vào trong đất, dễ là tăng nồng độ PH trong đất.

 

2.2 Bã cà phê - nguyên liệu làm đẹp

 

- Mỹ phẩm làm đẹp da: Bạn có thể trộn bã cà phê cùng với dầu dừa, mật ong để tẩy tế bào chết ở da mặt và toàn thân. Không chỉ loại bỏ tế bào da chết, làm sạch da mà hỗn hợp này còn giúp mang đến làn da mịn màng, sáng da, hồng hào, lưu thông máu và chống oxy hóa.

 

- Mỹ phẩm chăm sóc tóc: Hỗn hợp bã cà phê và đường cát còn là “mặt nạ” cho mái tóc của bạn, giúp mái tóc sạch gàu và chắc khỏe.

 

2.3 Bã cà phê dùng để để làm sạch không gian sống

 

Bã cà phê còn là “dũng sĩ” diệt mùi hôi khó chịu trong tủ lạnh. Với hàm lượng nitơ có trong bã cà phê khi kết hợp với cacbon sẽ loại bỏ khí lưu huỳnh trong tủ lạnh. Bên cạnh đó, bã cà phê cũng có thể dùng để khử mùi trong xe ô tô, khử mùi hôi trong giày vô cùng hiệu quả.

 

Bã cà phê còn giúp loại bỏ sự tích tụ các vết bẩn. Bởi bã cà phê có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn và kháng virus nên bạn có thể dùng chúng để cọ rửa bồn rửa chén, đánh bóng đồ nấu nướng hoặc làm sạch lò nướng, chai lọ thủy tinh hay các đồ vật khác trong gia đình.

 

Với những công dụng tuyệt vời đó, sau khi pha cà phê bạn đừng vội đổ bỏ chúng vào sọt rác mà hãy tận dụng thật hiệu quả nhé. Và lưu ý thêm, nên sử dụng cà phê sạch nguyên chất thì bã cà phê mới phát huy tối đa công dụng và an toàn đối với sức khỏe của bạn.

Tham khảo:

  • http://wasi.org.vn/ba-ca-phe-cac-thanh-phan-chinh-va-ung-dung/?fbclid=IwAR34yxSHOR98s52eHtKvlEGy1fX_-DZWtpZomRQbbE24Oi6Tf0Acn-XIzVo

 

Bài viết liên quan

“Nốt trầm” mùa thu hái - sơ chế, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê canh tác tự nhiên
Hạt cà phê

“Nốt trầm” mùa thu hái - sơ chế, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê canh tác tự nhiên

Mùa cà phê chín, có hai công việc nổi bật mà những người làm cà phê nói đến nhiều nhất đó là - Thu hái và sơ chế lên men. Đối với cà phê canh tác tự...

Xem bài viết
Xì Phố|06/12/2023
Cà phê Decaf - Khi bạn thích uống cà phê nhưng nhạy cảm với cafein
Hạt cà phê

Cà phê Decaf - Khi bạn thích uống cà phê nhưng nhạy cảm với cafein

 Khi bạn thích uống cà phê nhưng nhạy cảm với cafein thì giải pháp thay thế chính là loại bỏ cafein hay nhiều người biết đến với cà phê decaf. Xoay...

Xem bài viết
Xì Phố|19/07/2023