Vườn rừng là gì? Cà phê vườn rừng có gì đặc biệt?

Xì Phố|16/11/2023|11 phút đọc

1. Vườn rừng là gì? 


Vườn rừng là mô hình trồng trọt đã có từ thời tiền sử. Đây là mô hình kết hợp giữa cây rừng với cây trồng khác hay còn gọi là Nông - Lâm kết hợp. 

 

Người ta còn gọi vườn rừng (forest gardening) là vườn rừng thực phẩm (food forest). Việc tận dụng trồng cây đồng hành để phát triển hệ sinh thái bền vững và cũng tạo ra nguồn thực phẩm lành mạnh.

 

Trong hệ thống vườn rừng, con người đã biết chọn lọc cây để đáp ứng hệ sinh thái đa tầng tán và cây trồng phục vụ nhu cầu sử dụng. Đây là hệ thống nông nghiệp có khả năng phục hồi cao nhất. Vườn rừng chính là mô hình nông nghiệp giúp hồi sinh những vùng đất chết trên khắp thế giới.



Hệ thống vườn rừng được phân bố nhiều tại các vùng nhiệt đới và được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như: Vườn nhà ở Kerala ở Nam Ấn Độ, Nepal, Zambia, Zimbabwe và Tanzania; Các khu vườn rừng Kandyan ở Sri Lanka; ở Mexico…

 

Sau đó vườn rừng được mở rộng ở các khu vực có khí hậu ôn đới. Tại nước Anh, ông Robert Hart đã thích nghi với việc làm vườn trong rừng vào những năm 1980. 

 

Ông Robert Hart lấy cảm hứng từ nhu cầu trồng nhiều cây và mong muốn sản xuất thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ông đã dự tính một thời điểm trong tương lai khi hàng ngàn khu vườn rừng ở các thị trấn và thành phố sẽ cùng nhau tạo thành những khu rừng đô thị tuyệt vời. Trên khoảng một phần tám mẫu Anh, nhiều cây sản xuất thực phẩm khác nhau mọc lên trên hàng loạt bụi cây ăn quả và thảo mộc. Với hơn 70 loài, những loài thực vật này đã cung cấp phần lớn thức ăn cho Robert trong hơn bảy tháng trong năm.

 

Theo Robert Hart, ông dựa trên sự quan sát có hệ thống từ rừng tự nhiên và tư tạo dựng cho mình vườn rừng sẽ có 7 tầng tán khác nhau bằng các phương pháp trồng xem canh từ một vườn táo và lê. Hệ thống bảy lớp của khu vườn rừng đó là:

 

1. "Tầng tán" bao gồm các cây ăn quả trưởng thành ban đầu.

2. "Tầng cây thấp" của các cây ăn quả và hạt nhỏ hơn trên các cây có rễ lùn.

3. "Lớp cây bụi" của các bụi cây ăn quả như nho và quả mọng.

4. "Lớp thân thảo" của các loại rau và thảo mộc lâu năm

5. Các loại cây trồng để lấy rễ và củ.

6. "Lớp phủ mặt đất" của các loại thực vật có thể ăn được trải theo chiều ngang.

7. "Lớp thẳng đứng" của dây leo bao gồm nho, đậu leo, nhiều loại quả mọng, chanh dây, quả kiwi, đậu leo,...

 

Cấu trúc của vườn rừng dựa trên kiểu rừng tự nhiên cây ưa sáng mọc trước rồi mới cây ưa bóng, cây ưa nơi ẩm thấp. Các loại cây trồng sau khi thu hoạch theo chu kỳ xác bã hữu cơ là chất dinh dưỡng cho vi sinh vật trong đất. Với cơ chế phân hủy tạo lớp dinh dưỡng cho đất. Cứ thế tạo nên mối quan hệ cộng sinh, bổ trợ cho nhau của các loài để tạo nên hệ sinh thái bền vững.

 

Và hiện nay làm vườn rừng không nhất thiết là phải tạo dựng ngay trong rừng mà làm cho vườn giống rừng bằng cách tạo nhiều lớp thực vật tương tự như của một khu rừng tự nhiên.

 

Vườn rừng được trồng theo cách mà các loài thực vật có lợi cho nhau giống như trong rừng tự nhiên. Ví dụ, một loại thảo mộc ưa bóng râm mọc dưới gốc cây ăn quả, nơi nó phát triển mạnh ở vùng đất mát hơn. Cây dây leo sử dụng thân cây để hỗ trợ. Cây phủ mặt đất ngăn chặn sự mất độ ẩm của đất và ngăn cỏ dại bám vào. Thực vật cố định nitơ làm tăng khả năng sinh sản bằng cách lấy nitơ từ không khí và làm cho nó có sẵn trong đất cho các cây khác sử dụng. 
 

2. Cà phê vườn rừng tại Xì Phố

 

Như chia sẻ ở trên, vườn rừng là mô hình trồng trọt với 7 tầng tán cơ bản. Khi trồng cà phê trong vườn rừng, cây cà phê thuộc tầng cây thấp. 

 

Ở cà phê vườn rừng, không chỉ là câu chuyện trồng đa dạng cây mà còn thiết kế để có nhiều nguồn thu cho nông dân. Canh tác theo kiểu mùa nào thức đó, từ cây trồng đến vật nuôi. Người nông dân sẽ trồng thêm nhiều loài cây ăn trái, thảo mộc, rau ngắn ngày… hoặc các loài cây thu hoạch khác phù hợp với thổ nhưỡng.

 

Bên cạnh đó, ở các nông trại mà Xì Phố đồng hành mặc nhiên không sử dụng phân thuốc hóa học, phân thuốc hữu cơ, chế phẩm sinh học. Dinh dưỡng và chăm sóc cây hoàn toàn dựa vào hệ sinh thái trong vườn rừng và phụ thêm bởi phân tự ủ hoai.

 

Bên cạnh định hướng canh tác, cà phê vườn rừng tại Xì Phố còn chú trọng về chất lượng cà phê sạch trong thu hái, sơ chế và bảo quản.



Cà phê hay bất kỳ loại thực phẩm nào đều cần đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm khi đưa tới người tiêu dùng. Đối với cà phê, việc đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm chính là sự tỉ mỉ làm sạch, cẩn thận trong suốt quá trình:
 

- Từ thu hái đến sơ chế: Cà phê sau khi thu hái sẽ được rửa sạch, nhặt bỏ tạp chất. Sau đó, tùy phương pháp sơ chế sẽ thực hiện khác nhau nhưng tiếp theo cà phê sẽ được phơi trên những giàn phơi. Giàn phơi đảm bảo yếu tố lưu thông không khí, phơi mỏng dàn đều để tránh nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê. Với những nông trại sản xuất “cà phê sạch” đều bắt buộc cần có giàn phơi và không thể tùy ý phơi dưới đất, dưới nền bê tông, hay bạt nhựa bởi phơi như vậy dễ bị lẫn thêm bụi bẩn, rác thải… những điều này sẽ ảnh hưởng không chỉ chất lượng hương vị mà còn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. 

 

- Quá trình bảo quản cà phê: Để bảo quản cà phê giữ gìn tối đa phẩm chất hương vị và an toàn sạch sẽ, người nông dân cần chuẩn bị những vật dụng phù hợp, kho chứa được dọn sạch, thông thoáng.

 

Ở vườn rừng tự nhiên, đầu tư cực kỳ tốn kém. Và cái tốn kém nhất chính là thời gian, sự kiên nhẫn để cải tạo đất và hình thành vòng tròn sinh thái khép kín cho khu vườn, loại bỏ sự phụ thuộc phân bón từ bên ngoài cho cây. Muốn vậy, thời gian để xây dựng và duy trì sẽ mất nhiều năm chứ không thể nhanh chóng trong 1 hay 2 năm.


 

Ở vườn rừng tự nhiên, cái lãi thu về cũng cực kỳ nhiều. Trước tiên, khi không còn phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng bên ngoài, người nông dân chỉ việc thu hái thành quả đều đặn mỗi năm. Đây là cái lãi bền vững trước tiên. Vẫn là người nông dân, sẽ được sống trong môi trường trong lành, an toàn cho sức khỏe, tinh thần. Cái lãi tiếp theo là dành cho môi trường, một hệ sinh thái bền vững dành cho đất mẹ, cây cối và muôn loài. Và không thể bỏ qua người tiêu dùng, những sản phẩm an lành từ vườn rừng, sẽ là món quà tốt nhất với sức khỏe mỗi chúng ta. Một sức khỏe tốt sẽ mang đến một đời sống tinh thần đủ đầy, năng lượng tích cực. Điều mà mình luôn tâm niệm, đó là không phải sẽ sống thật lâu mà còn được sống, là luôn được khỏe mạnh, vơi bớt đi những cơn đau vì bệnh tật tàn phá cơ thể mình.

 

Và xuyên suốt hành trình ấy, từng chút nâng niu để làm cà phê vườn rừng chất lượng, mỗi ngày quan sát và tỉ mỉ với từng cây trồng đều luôn cần đến những con người với trái tim nhiệt huyết, cái đầu tỉnh táo và đôi tây cần mẫn miệt mài, đôi chất bước đi vững chãi. Câu chuyện mà Xì Phố chia sẻ luôn mong bạn hiểu về hành trình ấy, hành trình đủ dài từ vườn trồng đến mỗi ly cà phê. Và cũng luôn dành sự trân trọng quý mến đến mỗi người đang hăng say với mỗi hạt cà phê. 

 

---

Tham khảo:

- Sách: Làm vườn trong rừng (Robert A de J Hart, Green Books) 

- Nội dung về Vườn rừng thực phẩm - Tất tần tật kiến thức cho nông nghiệp sinh thái

Bài viết liên quan

Chuyện nông dân trồng cà phê - Vườn nhà Quang
Nông nghiệp vườn Rừng

Chuyện nông dân trồng cà phê - Vườn nhà Quang

Dù vườn nhà Quang đã thành hình hài tươi tốt nhưng anh vẫn không ngừng cố gắng tìm hiểu học hỏi với mục tiêu “hướng đến vườn rừng sinh thái, mang lại...

Xem bài viết
Xì Phố|25/04/2024
Nước - Trong canh tác cà phê
Nông nghiệp vườn Rừng

Nước - Trong canh tác cà phê

Cà phê là loại cây trồng ưa ẩm, cần nhiều nước để sinh trưởng, đặc biệt là thời gian ra hoa, đậu quả. Để hiểu hơn về vai trò của nước với cây cà phê,...

Xem bài viết
Xì Phố|22/07/2023