Đa dạng tầng tán vườn rừng tự nhiên là gì?
Xì Phố
2024-05-03T06:43:26-04:00
2024-05-03T06:43:26-04:00
https://xiphocafe.vn/blog/tang-tan-vuon-rung-29.html
https://xiphocafe.vn/uploads/blog/2023_03/tang-tan-vuon-rung1.jpg
Xì Phố
https://xiphocafe.vn/uploads/menu/logo_xi_pho.png
Xì Phố|05/03/2023|5 phút đọc
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các chia sẻ của Xì Phố, có lẽ cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong canh tác của nhà nông đó là “đa tầng tán vườn rừng”. Vậy rốt cuộc, đa tầng đa tán trong vườn rừng tự nhiên cụ thể là gì? Bạn cùng tìm hiểu trong chia sẻ dưới đây của Xì Phố nhé.
1. Khái niệm về vườn rừng
Canh tác vườn rừng hay còn được biết đến là mô hình Nông - Lâm kết hợp. Đây không phải phương pháp canh tác xu hướng mới mà đã xuất hiện từ rất lâu. Canh tác vườn rừng còn được xem là phương pháp canh tác lâu đời nhất trên thế giới, với việc kết hợp sản xuất lương thực thực phẩm cùng với các loài cây lâm nghiệp dựa trên hệ sinh thái tự nhiên. Trong mô hình vườn rừng, mỗi loài xuất hiện đều đảm nhận một vai trò quan trọng để tạo sự tương tác, kết nối giúp cả hệ thống cây cối - động vật - công trùng - vi sinh vật cùng phát triển và dần loại bỏ những tác động từ bên ngoài như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Và nhắc đến vườn rừng, chính là sự đa dạng của các loài cây với tầng tán khác nhau. Ở mỗi tầng tán sẽ giữ một vai trò cụ thể tác động lên cảnh quan và sự sống của vườn rừng.
2. Hệ thống tầng tán vườn rừng tự nhiên
Trong vườn rừng tự nhiên, mỗi loài cây sẽ thuộc những tầng tán khác nhau. Khi sản xuất thực phẩm theo mô hình vườn rừng sẽ cần đảm bảo nguyên tắc đa tầng tán này.
Trong vườn rừng sẽ bao gồm 4 tầng tán cơ bản:
2.1 Tầng vượt tán
Đây là tầng cao nhất của khu vườn với các loài cây rừng lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ. Tùy vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của mỗi nơi và lựa chọn của người làm vườn sẽ trồng cây gì cho khu vườn. Những cây cao của khu vườn sẽ giúp chắn gió, điều hòa nhiệt độ cho khu vườn. Như cây giáng hương, cây trắc, cây gỗ dầu, cây muồng đen,...
2.2 Tầng cao
Đây là tầng cây cao thứ hai của khu vườn, chủ yếu là các loài cây ăn trái. Cây tạo sinh khối và mái che thích hợp cho tổng quan khu vườn.
2.3 Tầng giữa
Đây là tầng cây cao khoảng 2 - 3m. Chủ yếu là cây ăn trái, cây lấy hạt, cây thuốc,… Tại các vườn của Xì Phố, cây cà phê sẽ thuộc nhóm cây ở tầng giữa.
2.4 Tầng thấp
Đây là tầng cần ở gần sát mặt đất. Bao gồm các nhóm cây: cây thân thảo, lớp cỏ phủ bề mặt đất, các loại rau củ, cây dây leo, các loại nấm,…
Đa dạng tầng tán vườn rừng tưởng chừng chỉ cần trồng thật nhiều loại cây là xong nhưng trên thực tế không phải như vậy. Bởi việc thiết kế bộ khung tầng tán của khu vườn, quản lý cần rất nhiều yếu tố: thời gian, sự kiểm soát của con người, điều kiện tự nhiên. Qua đó ta thấy rõ, vai trò của con người vẫn vô cùng quan trọng, bởi cần hiểu được sự phát triển của các tầng cây, hiểu được điều kiện tự nhiên, sự thay đổi của khí hậu thì việc xây dựng khu vườn theo hướng vườn rừng mới từng bước đạt hiệu quả nhất định.
Xây dựng vườn rừng quả thực là hành trình dài không phải gói gọn trong một năm sẽ xong mà còn phải quan sát trong 3 năm, 5 năm, thậm chí nhiều hơn thế. Hiện tại, các vườn của Xì Phố có những khu vườn đã thành hình sau 5 năm nhưng cũng có vườn đang chuyển đổi, được thiết kế từng bước. Xì Phố rất mong sự đồng hành của các bạn trên hành trình này, bởi không đơn thuần là sản xuất cà phê chất lượng mà còn duy trì hệ sinh thái tự nhiên bền vững.