Khu vườn canh tác cà phê tự nhiên thú vị thế nào? - Phần 2

Xì Phố|18/05/2023|9 phút đọc

Không chỉ có ong bướm, chim chóc hay giun cày xới trong đất, ở khu vườn tự nhiên còn nhiều điều thú vị hơn thế. Bạn cùng tụi mình dùng một chiếc kính hiển vi để quan sát đời sống trong đất kỹ càng hơn. Câu chuyện hôm nay tụi mình muốn chia sẻ đó là cuộc đời của vi khuẩn và nấm ở trong đất. 

 

1. Vi khuẩn 


Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi. Chúng là sinh vật nhân sơ: ADN của chúng được chứa trong một nhiễm sắc thể đơn không có nhân bao bọc. 



 

Ở trong đất, vi khuẩn giữ vai trò là chiếc “máy” phân hủy chất hữu cơ. Vi khuẩn phân hủy thực vật và động vật để ăn nitơ, hợp chất cacbon và các chất dinh dưỡng khác. Và  vi khuẩn rất nhỏ nên chúng phải ăn những mảnh chất hữu cơ nhỏ hơn chúng, lúc này, vai trò của những chiếc máy nghiền nhỏ thức ăn - cụ thể là giun đất, càng trở nên quan trọng. Nói dễ hiểu, thì giun đất cắt nhỏ thức ăn giúp vị khuẩn phân hủy thành các chất hữu cơ cho đất.
 

Vi khuẩn hỗ trợ trong việc tái chế một số nguyên tố cơ bản cần thiết cho sự sống: cacbon, lưu huỳnh và ni tơ. 
 

Ví dụ, CO2 là một sản phẩm phụ chính của quá trình  chuyển hóa của vi khuẩn hiếu khí.Cacbon liên kết trong sinh khối thực vật và động vật được chuyển hóa thành khí CO2 trong quá trình phân hủy. Quá trình quang hợp ở thực vật bậc cao chuyển CO2 thành các hợp chất hữu cơ, sau đó được tiêu thụ và cuối cùng được tái chế trở lại thành CO2.
 

Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh sử dụng nguyên tố này để tạo ra các sulfat hòa tan trong nước, giúp cây cối hấp thụ. Một số vi khuẩn chuyển hóa nitơ từ khí quyển thành các dạng nitơ mà thực vật hấp thụ được. 
 

Vi khuẩn có vai trò giữ lại các chất dinh dưỡng, tránh bị rửa trôi. Bằng cách ăn chất dinh dưỡng trong quá trình thủy phân chất hữu cơ và giữ trong cấu trúc tế bào của mình. Vì vi khuẩn tự bám vào các hạt đất nên các chất dinh dưỡng vẫn còn trong đất thay vì bị rửa trôi như đối với phân bón hóa học.Vi khuẩn còn chịu trách nhiệm phân hủy các chất ô nhiễm và gây độc. 
 

Trong đất, có vô số các loài vi khuẩn. Có một số loài gây bệnh, như bệnh thối rễ cây, bệnh cháy lá,... Dù vậy, quần thể vi khuẩn có lợi lớn hơn nhiều so với vi khuẩn gây hại. Và sự xuất hiện đông đảo của quần thể này trong đất sẽ giúp đất cũng như cây trồng phát triển khỏe mạnh, bền bỉ. Hiểu 
 

2. Nấm


Nấm ở trong đất có một số loài nhìn thấy được nhưng cũng vẫn còn vô số sợi nấm chúng ta phải dùng đến kính hiển vi mới có thể quan sát được chúng.

Nấm thuộc giới sinh vật nhân thực, có tế bào với nhân riêng biệt được bao bọc, mỗi tế bào có thể có nhiều hơn một nhân. 
 

Sợi nấm lớn hơn đáng kể so với vi khuẩn,chiều dài trung bình từ 2 đến 15 micromet với đường kính từ 0,2 đến 3,5 micromet - vẫn mỏng đến mức cần hàng trăm nghìn sợi nấm riêng lẻ để tạo thành một mạng lưới đủ dày cho mắt người nhìn thấy. 

 

Nấm là nhân tố phân huỷ quan trọng hàng đầu trong mạng lưới thức ăn trong đất.Các Enzym của chúng tiết ra cho phép nấm xâm nhập không chỉ vào lignin và xenlulozơ trong thực vật (sống hoặc chết) mà còn cả vỏ kitin cứng của côn trùng, xương của động vật và thậm chí cả protein trong móng chân và móng tay - như nhiều người làm vườn đã thấy. Vi khuẩn cũng có các enzym gàn như tương tự nhưng vi khuẩn cần những thức ăn dễ tiêu hóa hơn, thường là những sản phẩm phụ của quá trình phân hủy của nấm, và thường chỉ sau khi thức ăn đã được nấm và những loài khác phá vỡ hoặc mở ra. So với nấm, vi khuẩn chỉ là Hạng hai về khả năng phân huỷ.
 

Nấm có khả năng phân huỷ bằng cách phá vỡ các vật chất hữu cơ thành các hợp chất mà nấm có thể hấp thụ qua thành tế bào thông qua khuếch tán và vận chuyển tích cực. Các chất dinh dưỡng do nấm hút vào thường đã được cố định nên nấm được xem như những cái thùng phân bón.
 

Khi nấm phát triển, chúng bỏ lại các axit, enzym và chất thải dư thừa, quá trình này vẫn diễn ra ngay cả khi nấm không còn, vì vậy chúng  giúp bẻ gãy liên kết trong các chất hữu cơ, tạo thành thức ăn dành cho vi khuẩn và trở thành chất chất dinh dưỡng cho thực vật. 
 

Nấm còn có thể kéo dài sợi nấm đi khắp nơi, hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng: phốt pho, đồng, kẽm, sắt, nitơ, nước. Sau đó, chúng vận chuyển mỏ phốt pho của mình trở lại rễ cây, nơi phốt pho được cây hấp thụ và sử dụng.
 

Nấm trong đất cũng hình thành mối quan hệ tương hỗ vô cùng quan trọng đối với thực vật. Đầu tiên là sự liên kết của một số loại nấm với tảo lục, dẫn đến sự hình thành của địa y. Nhờ thế mà khoáng chất và chất dinh dưỡng được tạo ra trong đất, dành cho vi sinh vật trong đất và cây trồng.
 

Tiếp theo là các liên kết cộng sinh giữa rễ cây và nấm, điều này giúp rễ cây mở rộng phạm vi tiếp xúc với nguồn dinh dưỡng. Nấm tạo thành các mạng lưới mang nước và chất dinh dưỡng đến cho cây chủ và các loài cây khác. 
 

Bên cạnh đó, còn một mối quan hệ cộng sinh đó là nấm nội sinh thực vật. Lợi ích của nấm nội sinh có thể kể đến: tạo ra một số độc tố giết chết rệp và các côn trùng chích hút khác tấn công vật chủ và thậm chí còn có thể ngăn không cho động vật gặm cỏ. Một số khác tạo ra các chất kháng bệnh hoặc làm cho cây chủ tự tăng khả năng kháng bệnh..
 

Cũng như vi khuẩn, nấm cũng có một số loài gây bệnh lên cây trồng, như: nấm gây bệnh gỉ sắt, nấm mốc xám, bệnh phấn trắng… Tuy nhiên, sự xuất hiện của nấm có lợi thường kết hợp với vi khuẩn tạo thành mạng lưới bảo vệ xung quanh rễ cây. 

 

Trên đây là một phần rất nhỏ về vi khuẩn và nấm, chưa kể đến nhiều loài sinh vật khác trong đất, trong cây trồng và trong hệ sinh thái tự nhiên. Khám phá vườn cà phê sạch canh tác tự nhiên là một hành trình rất thú vị phải không nào? Hi vọng những chia sẻ này của Xì Phố sẽ giúp bạn có thêm những thông tin, góc nhìn về đời sống của khu vườn tự nhiên.
 

Bài viết trên được trích dẫn từ cuốn: "Teaming With Microbes: The Organic Gardener's Guide to the Soil Food Web", dịch bởi Lá Library
---

Xì Phố Cafe

Cà phê canh tác tự nhiên

Fanpage: Xì Phố Cafe

IG: @xiphocafe

Hotline: 0971.999.197

Bài viết liên quan

Robusta Việt Nam: Từ việc phải "núp bóng" cũng dần tìm được vị thế riêng
Nông nghiệp vườn Rừng

Robusta Việt Nam: Từ việc phải "núp bóng" cũng dần tìm được vị thế riêng

Nhìn lại hành trình của hạt Robusta Việt Nam, tụi mình cảm thấy đó là chặng đường dài “chinh chiến” của loại hạt cà phê này. Bắt đầu từ việc là giải...

Xem bài viết
Xì Phố|22/08/2023
Vườn cà phê canh tác tự nhiên trồng những cây gì?
Nông nghiệp vườn Rừng

Vườn cà phê canh tác tự nhiên trồng những cây gì?

Trong một chia sẻ về canh tác tự nhiên mà tụi mình được học hỏi, có một câu nói đại ý thế này: "Đất luôn sẵn sàng sinh sôi, giàu dinh dưỡng trở lại,...

Xem bài viết
Xì Phố|09/03/2023