Hạt cà phê
Vì sao chọn làm cà phê sạch trong hệ sinh thái vườn rừng?
Trước tiên, tụi mình muốn chia sẻ rằng việc làm cà phê sạch và xây dựng hệ sinh thái vườn rừng là mục tiêu, là con đường lựa chọn để đi. Tụi mình tự...
Xem bài viếtMỗi sáng, mình đều pha một ly cà phê trước khi bắt đầu công việc. Điều này trở thành thói quen nên khi mình chuẩn bị đi đun nước là mẹ hiểu “à nó chuẩn bị pha cà phê đấy”. Và cũng không rõ vì lý do gì, mẹ vẫn thường “tại uống cà phê cho nhiều vào nên người chẳng bao giờ béo được”. Mình uống cà phê nhiều nhưng thành thật ngoài việc phản bác lại rằng: “cà phê cũng là một loại trái cây thôi mà” thì mình không biết nói gì thêm để giải oan cho sự hiểu sai về cà phê này.
Sau nhiều lần bất lực thì mình quyết định giải quyết tận tình vấn đề này, và nếu các bạn ở đây có từng rơi vào trạng thái “bất lực” khi thích uống cà phê nhưng không thể nói gì thêm nếu ai đó nói “cà phê có tốt cho sức khỏe đâu mà uống nhiều thế” thì có thể ngồi xuống chia sẻ nhiều hơn về tác động của cà phê tới sức khỏe, sau bài viết dưới đây.
Hạt cà phê là phần nhân bên trong quả cà phê. Một thức quả chín đỏ hoặc vàng cam như những quả cherry. Quả cà phê có cấu tạo gồm: lớp vỏ ngoài, thịt quả, vỏ trấu, vỏ lụa và nhân hạt. Khi quả cà phê chín sẽ có vị ngọt, vị ngọt này chính là lớp thịt quả, đây cũng chính là lớp thịt nhầy giữ vai trò quan trọng trong quá trình sơ chế cà phê.
Sau giai đoạn sơ chế lên men, cà phê sẽ trải qua giai đoạn xay xát bỏ lớp vỏ trái và vỏ trấu chỉ còn lại phần nhân hạt. Đây là phần vô cùng quan trọng, giữ vai trò tích lũy dinh dưỡng cho quá trình nảy mầm của phôi. Đồng thời, thành phần hóa học của hạt cà phê cũng vô cùng đa dạng là tiền đề cho sự biến hóa thành các hợp chất khác nhau sau khi rang, tạo nên hương vị phong phú cho cà phê.
Các phân tích cho thấy, cà phê nhân xanh có khoảng trên 200 hợp chất, sau khi rang số hợp chất tăng lên khoảng hơn 1000 loại khác nhau. Có một điều thú vị là khi nhắc đến cà phê, phần đông chúng ta chỉ nhắc đến caffeine có trong cà phê. Tuy nhiên, cà phê không chỉ có mỗi chất này. Có thể kể đến: cellulose, carbohydrate, protein, các axit hữu cơ, khoáng chất, lipid, các alkaloid (caffeine, trigonelline). [1]
Nếu có một niềm tin cố hữu về ảnh hưởng của cà phê tới sức khỏe, thì đó chính là “cà phê có chứa caffeine gây ảnh hưởng xấu” - Điều này thực ra chỉ là phần nhỏ và chỉ đúng với một số trường hợp.
Như đã phân tích ở trên, trong hạt cà phê không chỉ có caffeine nên cà phê ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe không chỉ do hợp chất này quyết định. Và ngay cả bản thân caffeine trong cà phê cũng có sự tác động hai mặt: đây là chất kích thích thần kinh, giúp tỉnh táo, tăng sự hưng phấn khi làm việc; bên cạnh đó, một số người lại bị nhạy cảm với chất này hoặc sử dụng quá nhiều gây cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi.
Đối với các hợp chất khác có trong hạt cà phê, phải kể đến các hoạt chất có lợi như Magie, Canxi, các chất chống oxy hóa polyphenols…
Cà phê được đánh giá là chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư, hạn chế bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch. Việc sử dụng cà phê thường xuyên được xem là ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe. Bạn có thể xem chi tiết về nghiên cứu mối liên hệ này tại đây.
Tuy nhiên, lời khuyên dành cho chúng ta đó là hiểu cơ thể mình trước đã. Dù ảnh hưởng của chất caffeine trong cà phê là không ghê gớm như những định kiến nhưng đây là là điểm mấu chốt mà chúng ta cần cân nhắc khi thưởng thức cà phê.
Trước tiên, có lẽ bạn sẽ tự trả lời cơ thể mình có nhạy cảm với caffeine? Hợp chất này xuất hiện trong cà phê, trà, cacao, một số loại nước uống tăng lực… Nếu nhạy cảm với caffeine hoặc dùng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng cơ thể bị căng thẳng, nhức đầu, chân tay run [2]. Như vậy, nếu bạn bị kích ứng với hợp chất này thì cơ thể sẽ phản ứng khi dùng những sản phẩm chứa caffeine chứ không riêng cà phê. Và nếu tình trạng đó chỉ xảy ra khi bạn uống cà phê thì cần quay trở lại với câu hỏi: “thức uống này có phải cà phê nguyên chất?”
Trong điều kiện cơ thể hấp thụ bình thường thì lời khuyên được đưa ra đó là không nên sử dụng quá 400mg caffeine trong ngày. Làm sao để tính được hàm lượng caffeine bạn dùng? Có thể tham khảo công thức ngay dưới đây.
Trong 10 gam cà phê thì có thể khoảng 100 - 400 miligam caffeine. Tuy nhiên, cà phê chúng ta dùng là dưới dạng thức uống nên không thể chiết xuất 100% caffeine có trong cà phê. Vì vậy, trong thức uống chỉ khoảng 80 - 90% hợp chất này, hay cụ thể hơn, 10g cà phê thì cơ thể sẽ tiêu thụ 80 - 320mg.
Lưu ý: hàm lượng caffeine trong hạt Robusta (2-4% khối lượng cà phê) cao hơn trong hạt Arabica (1-2% khối lượng cà phê).
Lượng caffeine sau chiết xuất sẽ ảnh hưởng thêm bởi phương pháp pha chế. Ví dụ: pha cà phê máy lượng caffeine sẽ cao hơn do với pha bằng các dụng cụ pour over.
Có một câu nói khá hay, đại ý thế này: “Sẽ chẳng có gì là thuốc độc nếu chúng ta dùng quá liều lượng”. Rõ ràng, cà phê không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như định kiến bao lâu nay. Cũng như việc hấp thu các nguồn thực phẩm khác, chúng ta luôn cần tìm hiểu kỹ càng để cân bằng, và quan trọng hơn hết là hiểu cơ thể mình trước tiên.
Bên cạnh những phần tích về hàm lượng caffeine nên dùng trong ngày (trung bình là dưới 400mg caffeine tương đương khoảng 40g cà phê), dưới đây là chia sẻ dành cho các bạn:
- Nếu bạn thích cà phê nhưng quá nhạy cảm với caffeine có thể lựa chọn cà phê đã khử hợp chất này, hay trên thị trường gọi là Decaf coffee.
- Hàm lượng cà phê trong Arabica ít hơn so với trong hạt Robusta nên bạn có thể lựa chọn hạt Arabica nếu không muốn uống quá nhiều caffeine trong ngày.
- Phương pháp pha chế cà sẽ ảnh hưởng đôi chút đến hàm lượng caffeine chiết xuất, bạn có thể lựa chọn uống cà phê được pha thủ công bằng giấy lọc thay vì các phương pháp như: pha máy, french press, cà phê ngâm ủ…
- Và cũng như nhiều thực phẩm khác, bạn nên ưu tiên dùng cà phê sạch để thưởng thức mỗi ngay. Bạn tham khảo thêm những chia sẻ về cà phê sạch tại đây.
Sau những chia sẻ ở trên, hi vọng bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cà phê. Nếu ai đó có nhắc nhở bạn “uống cà phê ít thôi vì không tốt cho sức khỏe đâu”, mong rằng bạn sẽ có những chia sẻ để những người bạn bên cạnh mình hiểu hơn về bản chất của cà phê.
---
Xì Phố Cafe
Hotline: 0971999197
Fanpage: Xì Phố Cafe
---
Tham khảo:
[1] https://www.intechopen.com/chapters/71528
[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/Cafein
- https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/food-features/coffee/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/P