Sự du nhập của một số phương pháp pha cà phê vào Việt Nam

Xì Phố|26/01/2023|7 phút đọc

Cà phê là cây trồng trọng điểm của ngành Nông nghiệp Việt Nam. Với chính sách đầu tư xây và phát triển vào cây cà phê từ sau năm 1975, hiện nay, nước ta đã trở quốc gia đứng thứ 2 thế giới (sau Brazil) về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân xanh (tập trung chủ yếu vào cà phê Robusta).  Tuy nhiên, cà phê vốn dĩ được du nhập từ một số quốc gia khác, từ cây trồng cho đến hình thức thưởng thức đồ uống này. Vậy nét đẹp văn hóa mà ngày nay chúng ta có được, bắt nguồn từ đâu?

Đầu tiên là sự du nhập của cây cà phê

Năm 1857, thông qua những nhà truyền giáo, người Pháp đưa cây cà phê từ đồn điền Đông Dương đến trồng tại nước ta, giống cà phê đầu tiên là Arabica (cà phê chè). Thời điểm đó, người Pháp thử nghiệm trồng tại các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; tiếp đến là Quảng Bình, Quảng Trị rồi một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.



Tiếp đến năm 1908, người Pháptrồng thêm hai loại cà phê là Robusta (cà phê vối) và Excelsa (cà phê mít).  Mỗi giống cà phê sẽ có đặc điểm và sự thích ứng khác nhau, qua nhiều năm, người ta nhận ra giống cà phê Arabica dễ bị sâu bệnh làm ảnh hưởng đến sản lượng; giống Robusta cho năng suất cao nhưng không phù hợp ở phía Bắc do khí hậu mùa đông lạnh kéo dài; giống Excelsa phát triển tốt nhưng giá trị thương phẩm thấp. Do đó, từ năm 1982, khi thực hiện chương trình phát triển cà phê, Chính phủ chỉ tập trung vào giống Robusta và trồng tại Tây nguyên, Đông Nam Bộ.           

Về sau này, cùng với sự phát triển của ngành cà phê, các giống cà phê cũng được trồng đa dạng hơn. Ngoài Robusta còn có các giống cà phê của Arabica: Typica, Catimor, Bourbon, Pacamara...

Phương pháp pha phin

Từ thế kỉ XIX, cùng với sự du nhập của cây cà phê là hình thức pha cà phê bằng phin. Theo thời gian, cà phin không còn là một “vị khách” từ nơi xa đến mà đã trở thành một phần trong đời sống, một nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam.


Năm 1864, người Pháp mở quán cà phê đầu tiên tại Sài Gòn lấy tên là Lyonnais (trên đường Lý Tự Trọng ngày nay) và Café de Pari (trên đường Đồng Khởi ngày nay). Cà phê đến Hà Nội vào năm 1883, người Pháp mở quán ngay trên phố Thợ Khảm (nay là phố Tràng Thi).

Đặc điểm của chiếc phin cà phê:

- Gồm các bộ phận: phin, nắp gài, bộ lọc đáy và nắp.

- Chất liệu: inox, nhôm, gốm… nhưng phổ biến là inox và nhôm.

Có giả thuyết cho rằng, Madras Coffee Filter từ vùng Nam Ấn có lịch sử từ những năm 70 của thế kỉ 17 chính là tiền thân của chiếc phin cà phê Việt, bởi những điểm giống nhau về cấu tạo của phin.

Phương pháp pha cà phê bằng vợt

Cà phê vợt hay còn gọi là cà phê kho, cà phê vớ. Một thức uống đậm nét Sài Gòn xưa, dù có đâu người ta cũng khó lòng quên được những siêu đất nấu cà phê, những chiếc vợt bằng vải nhuộm màu thời gian và những ly cà phê thơm nức. Cà phê vợt không nổi tiếng về mặt không gian nhưng mang đậm dấu ấn trong ký ức của nhiều đời người, một nét đẹp văn hóa riêng biệt.

Phương pháp pha cà phê bằng vợt (Ảnh: Internet)
 

Điều đặc biệt là cà phê vợt không xuất phát từ nước ta mà du nhập từ người Hoa, trong giữa thế kỷ XIX. Cà phê vợt là thức uống gần gũi, không phân biệt tầng lớp, bất kể ai cũng có thể ngồi lại, chậm rãi thưởng thức ly cà phê đậm đà rồi kể những câu chuyện đời, nói nhau nghe về một vài chuyện phiếm hoặc từ tốn đọc một tờ báo.

Theo thời gian, dù đứng trước những biến chuyển của thế sự, con người và cả việc du nhập của các loại đồ uống khác nhưng cà phê vợt vẫn giữ vị trí quan trọng đối với nhiều người dân Sài Gòn. Ngày nay, để tìm một quán cà phê vợt coi chừng không dễ, nhưng nhắc đến văn hóa cà phê Sài Gòn là không thể không nói đến ly cà phê vợt một thời.

Một số hình thức pha cà phê phổ biến hiện nay

Qua mỗi giai đoạn, mọi mặt đời sống đều có nhiều thay đổi, trong đó phải kể đến các làn sóng cà phê trên thế giới. Cho đến nay, đã có ba làn sóng cà phê lớn trên thế giới, ở mỗi thời kỳ đó ngành cà phê nói chung lại có những trở mình mạnh mẽ và đa dạng, từ không gian trải nghiệm, phương pháp pha chế và đi sâu hơn là chất lượng cà phê.
 

Ly cà phê pha máy 
 

Ngày nay, không chỉ có cà phê phin hay cà phê vợt mà còn có sự du nhập của nhiều phong cách khác nhau. Đó là cà phê pha máy bắt nguồn từ nước Ý và các phương pháp pha cà phê thủ công bắt nguồn từ nhiều nước: Pháp, Nhật Bản... Từ cà phê pha máy có thể kể đến các loại đồ uống như: Espresso, Latte, Cappuccino, Affogato, Machiato, Mocha… Sang đến các món pha thủ công như: V60, Frenchpress, Syphon, Aeropress, Coldbrew…

Phương pháp pha cà phê thủ công bằng dụng cụ V60 


Ở mỗi phương pháp pha chế đó, không chỉ là một công thức đơn thuần mà còn là câu chuyện về sự trải nghiệm, về hương vị cà phê khác nhau, tạo cảm xúc riêng biệt dành cho mỗi người.

Có thể nhận thấy, càng ngày phương pháp pha cà phê càng đa dạng, mang đến cho người thưởng thức nhiều lựa chọn khác nhau. Cà phê vốn dĩ không xuất phát từ Việt Nam nhưng qua mỗi thời kỳ, thức uống này dần trở thành cầu nối quan trọng, là người bạn không thể thiếu với mỗi chúng ta. Dù không lâu đời như trà nhưng cà phê đang góp phần tạo nên nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, một nét đẹp xứng đáng để tự hào.
--- 

Xì Phố Cafe 
Hotline:  0971999197 
Fanpage: Xì Phố Cafe

Bài viết liên quan

Q&A: Uống cà phê có tốt cho sức khỏe? 
Hạt cà phê

Q&A: Uống cà phê có tốt cho sức khỏe? 

Sau những chia sẻ ở trên, hi vọng bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cà phê. Nếu ai đó có nhắc nhở bạn “uống cà phê ít thôi vì không tốt cho sức khỏe...

Xem bài viết
Xì Phố|22/03/2023
Những điều bạn sẽ phải “bất ngờ” về vị đắng trong cà phê
Hạt cà phê

Những điều bạn sẽ phải “bất ngờ” về vị đắng trong cà phê

Nhắc đến cà phê, vị đặc trưng mà nhiều người biết đến đó là vị đắng. Nếu nhiều người vẫn nghĩ cà phê đắng là do caffeine thì chia sẻ dưới đây sẽ khiến...

Xem bài viết
Xì Phố|22/11/2022